Cú Hích phát triển từ đại dự án Giao Thông đường Vành Đai 3
Dự án hạ tầng giao thông Đường vành đai 3 – TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá phát triển không chỉ cho Đồng Nai nói riêng mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
* Tăng kết nối, thúc đẩy phát triển
Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vào ngày 16-6, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông, trong đó dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM. Đây là dự án rất được chờ đợi với kỳ vọng tạo ra sự đột phá về kết nối hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển đối với Đồng Nai nói riêng và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đường vành đai 3 – TP.HCM là một trong những dự án giao thông kết nối vùng quan trọng bậc nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM có tổng chiều dài hơn 76km, đi qua địa bàn 4 địa phương gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Đoạn đi qua địa bàn Đồng Nai có chiều dài hơn 11km. Dự án không chỉ có ý nghĩa tăng cường kết nối giao thông nội vùng Đông Nam bộ mà còn đảm nhận sứ mệnh kết nối giao thông giữa vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Bên cạnh vai trò kết nối giao thông, dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM sẽ giúp mở rộng không gian phát triển các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, dịch vụ logistics dọc hai bên tuyến đường, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế của TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Đồng Nai.
Đánh giá về sự cần thiết đầu tư dự án, trong chuyến khảo sát thực tế của đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào tháng 5-2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc đầu tư dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM là rất cần thiết và cấp bách.
Đối với Đồng Nai, dự án giao thông nói trên là dự án được địa phương chờ đợi thực hiện và đặt nhiều kỳ vọng tạo ra sự đột phá phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay, Đồng Nai đã có các nghị quyết để bố trí nguồn vốn của địa phương tham gia thực hiện các dự án này.
* Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù
Đối với dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM, theo nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư khoảng 76,34km đường, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Về giải phóng mặt bằng toàn tuyến sẽ thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) đã đầu tư.
e
Để đáp ứng yêu cầu về tiến độ, các nghị quyết nhấn mạnh việc triển khai, thực hiện dự án đều áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt.
Cụ thể, về nguồn vốn thực hiện dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM, sẽ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bố trí cho Bộ GT-VT về cho các địa phương. Theo đó, nguồn vốn được điều chỉnh về cho các địa phương là hơn 17 ngàn tỷ đồng. Số vốn này được phân bổ cho TP.HCM hơn 10,6 ngàn tỷ đồng; Đồng Nai 856 tỷ đồng; Bình Dương gần 4,3 ngàn tỷ đồng và Long An gần 1,4 ngàn tỷ đồng. Đồng thời, cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.
Chính phủ chỉ đạo Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án (không bao gồm đường song hành – đường đô thị) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường song hành – đường đô thị).
Cam kết bảo mật thông tin đăng ký